Tổng số DVD: 3
Beethoven Symphonien 1 2 3 'Eroica' Herbert von Karajan Berliner Philharmoniker [DG 2006] DVD (Size: 7.59 GB)
DVD cực hiếm của nhạc trưởng Herbert von karajan
Herbert von Karajan được ca tụng là nhạc trưởng vĩ đại nhất của thế kỷ 20. Ông đã mất được gần hai thập kỉ nhưng những người yêu nhạc trên toàn thế giới vẫn nhớ về ông như một vị thánh trong âm nhạc, một tưọng đài khổng lồ, một vị vua đầy quyền uy. Tài năng xuất chúng của ông cộng với một phong cách chỉ huy rất đặc trưng đã khiến tất cả phải ngả mũ khâm phục. Chỉ huy với hai mắt nhắm nghiền và không cần tổng phổ dù bản nhạc có phức tạp đến đâu ngay cả khi ông đã 80 tuổi, Karajan có một trí tuệ thật hiếm có. Phong cách chỉ huy mạnh mẽ và cái uy toát ra từ một trí tuệ siêu việt đã khiến dàn nhạc, người nghe đều coi ông như một vị chúa tể. Thậm chí điều đó cũng phần nào được thể hiện ở cuộc sống đời thường. Các nghệ sĩ nổi tiếng nhất đều cảm thấy vinh dự khi được biểu diễn cùng ông, họ quay xung quanh ông như những hành tinh quay xung quanh mặt trời, như nghệ sĩ violin xuất sắc David Oistrakh từng nói "Karajan là nhạc trưởng vĩ đại nhất từ trước đến nay, ông là bậc thầy về mọi khía cạnh". Không chỉ cộng tác với những nghệ sĩ nổi tiếng, Karajan còn đào tạo nên những tài năng xuất sắc như "mỹ nhân với cây vĩ cầm" Anna-Sophie Mutter.
Herbert von Karajan sinh ngày 5 tháng 4 năm 1908 tại Salzburg, Áo và ông đã trở thành một trong những đứa con vĩ đại của mảnh đất này chỉ sau Wolfgang Amadeus Mozart. Gia đình ông là một gia đình tư sản có nguồn gốc lâu đời là những nhà quý tộc Hy Lạp. Kị của ông, Georg Johannes Karajanis, sinh ra tại Kozani, một thị trấn nằm trong đế chế Ottoman. Ông đã chuyển đến Vienna sinh sống vào năm 1767 rối cuối cùng là định cư tại Chemnitz, Saxony. Vì đã góp công lớn trong việc khai sinh ra ngành công nghiệp quần áo của vùng Saxony nên Georg cùng em trai mình đã được Federick August phong tước quý tộc vào ngày 1 tháng 6 năm 1792. Từ đó dòng họ Karajanis đổi tên thành Karajan.
Lớn lên giữa một vùng đất giàu truyền thống âm nhạc Karajan đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình bên cây đàn piano. Ông học piano từ năm lên 4 và đã có những buổi học đầu tiên tại học viện âm nhạc Mozarteum Conservatory tại Salzburg vào năm 1916 với những nghệ sĩ tên tuổi như Franz Ledwinka, Franz Sauer và Bernhard Paumgartne, người đã khuyến khích ông theo học chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc. Đến năm 1926 ông chuyển đến học tại Vienna School of Music cho đến năm 1929 ông tốt nghiệp và chính thức trở thành một nhạc trưởng. Trong cùng thời gian này ông còn theo học tại Vienna Technical University và đã trở thành kỹ sư, một điều vô cùng đặc biệt với một người theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp như Karajan.
Ông đã có buổi ra mắt đầu tiên của mình vào ngày 22 tháng 1 năm 1929 tại chính quê nhà của mình, Salzburg, cùng với dàn nhạc Mozartuem Orchestra. Đến 19 tháng 7 năm 1929 ông chỉ huy vở opera Salome của nhạc sĩ Richard Strauss tại nhà hát Bayreuth Festival Theatre của thành phố Salzburg.
Từ năm 1929 đến năm 1934 ông được mời làm chỉ huy chính cho Ulm Stadtheater, nước Đức. Trong thời gian này ông đã có lần đầu tiên xuất hiện tại Festival của Salzburg khi ông chỉ huy tác phẩm Walpurgis Night của Max Reinhardt (dựa theo những cảnh trong Faust) vào năm 1933. Năm tiếp theo, vào ngày 21 tháng 8 ông đã lần đầu tiên chỉ huy dàn nhạc Vienna Philharmonic với tư cách là khách mời, lần chỉ huy này của ông một lần nữa lại diễn ra tại Salzburg. Năm 1935 ông trở thánh giám đốc âm nhạc của Aechen Stadtheater, vị giám đốc âm nhạc trẻ nhất trên toàn nước Đức vào thời điểm đó. Không những vậy ông còn là nhạc trưởng danh dự tại Brussels, Stocklhom, Amsterdam, và nhiều thành phố khác nữa.
Ngày 8 tháng 4 năm 1938 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của Kạrajan khi ông có buổi ra mắt đầu tiên với dàn nhạc nổi tiếng Berlin Philharmonic với các tác phẩm của Mozart, Maurice Ravel và Johannes Brahms. Cùng năm đó vào ngày 30 tháng 9, Karajan đã lần đầu tiên chỉ huy ở phòng hòa nhạc Berlin State Opera với vở opera Fidelio của Ludwig van Beethoven. Đến năm 1955 ông chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc của Berlin Philharmonic, kế tục Wilhelm Furtwängler. Ông đã gắn bó với Berlin Philharmonic trong vòng 32 năm, lâu hơn bất kỳ một nhạc trưởng nào khác. Trong những năm tháng tuyệt vời đó, Karajan cùng dàn nhạc đã làm nên những điều thật kì diệu. Dưới sự chỉ huy của ông, Berlin Philharmonic lại một lần nữa khẳng định với thế giới rằng mình là một trong những dàn nhạc xuất sắc nhất. Mọi tác phẩm đã được trình tấu với một âm thanh rất riêng, một sự hoàn thiện và điêu luyện chưa từng có. Người nghe nhạc trên toàn thế giới đã hoàn toàn bị chinh phục không những bởi số lượng tác phẩm đồ sộ mà dàn nhạc cùng Karajan đã biểu diễn và thu âm, mà còn bởi sự hoàn thiện đáng kinh ngạc của chúng. Ví dụ có thể kể đến tác phẩm Tristan und Isolde của Richard Wagner được Karajan chỉ huy vào ngày 21 tháng 10 năm 1938, một buổi biểu diễn đã gây tiếng vang rất lớn, và đó cũng là sự khởi đầu cho sự nghiệp quốc tế của Karajan. Thậm chí sau buổi biểu diễn đó giới phê bình âm nhạc ở Berlin đã tắng ông biệt hiệu "Das Wunder Karajan" nghĩa là "Karajan tuyệt vời". Ông cũng đã nhận được hợp đồng thu âm kéo dài tới năm 1943 với hãng đĩa uy tín Deutsche Grammophon với bản thu âm đầu tiên là overture trích từ vở opera Die Zauberflöte của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Mozart. Có thể nói nhờ 32 năm gắn bó với Berlin Philharmonic mà Karajan đã trở thành một tượng đài sừng sững trong thế giới âm nhạc cổ điển vốn không thiếu gì những con người kiệt xuất. Nhưng ngược lại những đóng góp của ông dành cho Berlin Philharmonic là không thể phủ nhận. Dưới triều đại của mình, Karajan đã phát triển những hoạt động của dàn nhạc ra rất nhiều hướng khác nhau, đặc biệt có thể kể đến sự sáng lập ra Salzburg Easter Festival vào năm 1967, một Festival đầu tiên của dàn nhạc mang tầm cỡ quốc tế, hay như những nỗ lực của ông trong việc giúp dàn nhạc có thể trở thành một Opera Orchestra, thậm chí ngay cả việc xây dựng một Berlin Philharmonic mới cũng đã diễn ra dưới kỷ nguyên của Karajan. Được bước chân lên những tấm thảm của Berlin Philharmonic huyền thoại đã là vinh dự của bất kỳ một người nghệ sĩ nào, nhưng Karajan đã biến nó thành ngôi nhà thứ hai của mình.
Vào năm 1946 ông đã có buổi trình diễn đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tại Vienna với dàn nhạc Vienna Philharmonic, nhưng sau đó ông đã bị quân đồng minh cấm chỉ huy do ông đã tham ra vào tổ chức NSDAP (Tổ chức Đức quốc xã) vào năm 1935. Mùa hè năm 1946 ông đã phải tham dự nặc danh vào Salzburg Festival trước khi được phép chỉ huy trở lại vào năm 1947. Đến năm 1948 ông trở thành giám đốc suốt đời của Choral Society of the Society of the Friends of Music. Từ năm 1948 đến năm 1953 ông đã được mời làm chỉ huy chính cho một dàn nhạc danh tiếng khác là Vienna Symphony Orchestra, tuy nhiên hoạt động nổi bật nhất của Karajan trong thời gian này chính là việc thu âm với dàn nhạc mới được thành lập Philharmonia Orchestra, London. Ông chính là người đưa Philharmonia Orchestra, London trở thành một trong những dàn nhạc tốt nhất trên thế giới. Khoảng thời gian này cũng là lúc Karajan thực hiện rất nhiều buổi chỉ huy ở khắp nơi tại châu Âu như Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Áo và tại La Scala, Milan nước Ý. Đến năm 1955, năm mà ông chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc cho Berlin Philharmonic, cũng là năm mà ông thưc hiện tour lưu diễn dài ngày và rất thành công với dàn nhạc trên khắp nước Mĩ, ngay sau đó vào năm 1957 là chuyến lưu diễn đến Nhật Bản.
Năm 1959 là năm khởi đầu cho việc hợp tác lâu dài giữa Berlin Philharmonic dưới sự chỉ huy của Karajan với hãng đĩa Deutsche Grammophon với bản ghi âm stereo đầu tiên là bản Ein Heldenleben của Richard Strauss. Mùa thu năm đó ông lại quay trở lại Nhật Bản trong 1 tour diễn khác nhưng lần này là với Vienna Philharmonic.
Ngày 15 tháng 10 năm 1963 diễn ra một sự kiện vô cùng ý nghĩa khi ông chỉ huy buổi hoà nhạc khai trương cho Berlin Philharmonic Hall với bản giao hưởng số 9 bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực âm nhạc, đến năm 1965 ông bắt tay vào thực hiện một bộ phim cộng tác với đạo diễn người Pháp Henri-Georges Clouzot về các buổi hoà nhạc và opera mà trong đó ông thủ vai chính là nhạc trưởng kiêm nhà sản xuất. Năm 1968 lại là một năm đặc biệt khác với Karajan khi ông được công nhận là công dân danh dự của thành phố Salzburg và là thành viên danh dự của đại học Salzburg. Ông còn được Deutsche Grammophon tặng giải thưởng "Golden Gramophone" như một sự biểu hiện của lòng kính trọng và sự biết ơn. Trong cùng năm đó ông đã có một đóng góp không nhỏ cho cộng đồng khi cho thành lập "Quỹ Herbert von Karajan" tại Berlin nhằm đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật cho sự mở rộng hiểu biết về cảm thụ âm nhạc, quỹ còn tổ chức các cuộc thi có uy tín dành cho các nhà chỉ huy trẻ tuổi.
Mùa thu năm 1969, Karajan cùng Berlin Philharmonic đã thưc hiện một chuyến lưu diễn khắp châu Âu. Chuyến đi này bao gồm cả một buổi hoà nhạc tại Moscow, nơi mà Karajan đã chỉ huy bản giao hưởng số 10 của nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich trước sự hiện diện của đích thân tác giả.
Nhiều người cho rằng một trong những cá tính mạnh mẽ nhất, thậm chí có tính chất quyết định đến sự vĩ đại của Karajan là tính độc đoán. Trên sân khấu biểu diễn, ông là một vị vua không ngai. Ở ông toát ra một quyền uy tối thượng. Điều này được khẳng định rõ nhất trong lĩnh vực opera. Ngoài công việc chỉ huy quen thuộc, nhiều lúc ông còn kiêm luôn công việc của đạo diễn sân khấu (người có vai trò quyết định thứ 2 chỉ sau nhạc trưởng trong việc thành bại của đêm biểu diễn). Đặc biệt là trong những vở opera của Wagner. Bộ Ring nổi tiếng bao gồm 4 vở opera với tổng số độ dài lên đến 13 giờ đồng hồ đã nhiều lần được Karajan chỉ huy mà không cần đến tổng phổ đồng thời ông còn đích thân đứng ra làm đạo diễn sân khấu, chọn lựa trang phục cho ca sĩ, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng. Tức là ông tham gia đến mọi công đoạn trong việc biểu diễn và dàn dựng, điều mà có lẽ chỉ có duy nhất Karajan làm được. Và vai trò người đạo diễn sân khấu của Karajan cũng được đánh giá rất cao. Nhà hát Metropolitan Opera, New York đã nhiều lần mời Karajan hợp tác với chức danh đạo diễn sân khấu trong các vở opera của Wagner trong thập niên 70 và thậm chí hình mẫu trong một buổi biểu diễn Götterdämmerung của Karajan vào năm 1970 tại Salzburg Easter Festival đã được nhà hát dùng lại hoàn toàn trong một buổi tương tự vào năm 1974 vì khi đó Karajan không có mặt tại New York!
Năm 1978 được khởi đầu bằng việc ông được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học University of Munich. Rồi đến ngày 12 tháng 5 ông tiếp tục được trao tặng học vị tiến sĩ về triết học của trường đại học University of Salzburg. 21 tháng 6 ông nhận được học vị tiến sĩ về âm nhạc của trường đại học danh tiếng University of Oxford. Thành công lại nối tiếp thành công, các phẩn thưởng cao quý tiếp tục đến với Karajan khi đến năm 1979 ông nhận được giải thưởng “Grand Prix International du Disque” của tổ chức Académie Charles Cros do đích thân tổng thống Pháp Giscard D’Estaing trao tặng cho những bản thu âm ông mới thực hiện vào năm 1978. Ngày 13 tháng 10 năm 1979 ông tiếp tục nhận được một danh hiệu tiến sĩ danh dự khác và lần này là từ đại học Waseda University, Tokyo.
Ngày 15 tháng 4 năm 1981 tại một buổi họp báo trong Salzburg Easter Festival, cùng với Sony, PolyGram và Philips, Karajan đã giới thiệu "hệ thống đĩa Compact Disc âm thanh kỹ thuật số". Có thể nói Karajan đóng một vai trò vô cùnh quan trọng trong việc phát triển của những chiếc đĩa CD kỹ thuật số (digital) mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Những chiếc CD nguyên mẫu đầu tiên chỉ có thể cung cấp một dung lượng chỉ là 60 phút, trong khi đó những định dạng đĩa CD mới của ông có thể cho phép một dung lượng dài đến 74 phút. Có nhiều giả thuyết về động lực thúc đẩy Karajan nỗ lực trong viêc tăng dung lượng cho chiếc đĩa CD, như ông muốn hoàn thành bản giao hưởng số 9 của Beethoven trong 1 chiếc đĩa CD, hay ông muốn rút gọn lại công trình thu âm đồ sộ của mình hay đơn giản chỉ là ông muốn góp phần nào đó trong việc có thể tăng được giới hạn của chiếc đĩa CD, nhưng có một điều không thể phủ nhận được là nếu không có Karajan thì rất có thể đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa thể có được định dạng đĩa CD kỹ thuật số. 1981 cũng là năm mà Deutsche Grammophon tung ra thị trường bộ đĩa “Karajan Symphony Edition” bao gồm các bản giao hưởng nổi tiếng nhất của các nhà soạn nhạc Beethoven, Brahms, Mozart, Felix Mendelssohn, Robert Schumann và Peter Ilyich Tchaikovsky và tất nhiên là dưới sự chỉ huy của Karajan.
Năm 1982, ông sáng lập ra công ti Telemondial S.A.M với Dr.Uli Markle là tổng giám đốc nhằm mục đích cho xuất bản lại toàn bộ các bản thu âm của mình dưới dạng video (VHS) và đĩa laser (LD), những công cụ có thể giúp ông làm chủ tốt hơn cả về âm thanh lẫn hình ảnh làm cho các buổi chỉ huy của ông gần đạt được sự hoàn thiện mà ông đã luôn khao khát suốt cả cuộc đời mình Ngày 2 tháng 3, một lần nữa Karajan lại vinh dự được nhận giải thưởng Gramophone Award tại London nhưng lần này là 2 giải, một là "bản thu âm dàn nhạc hay nhất" dành cho bản giao hưởng số 9 của Gustav Mahler với dàn nhạc Berlin Philharmonic và "bản thu âm của năm" dành cho vở opera Parisifal của Richard Wagner. Ngày 30 tháng 4, Karajan đã chỉ huy buổi hoà nhạc kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của dàn nhạc Berlin Philharmonic với các tác phẩm của Mozart và Beethoven. Sau đó ông một lần nữa lại thực hiện một chuyến lưu diễn đến Mỹ với Berlin Philharmonic, chuyến lưu diễn này đã được ca ngợi như một sự trở lại vô cùng ấn tượng của Karajan, người nhạc trưởng vĩ đại đã nhận được sự chào đón không thể nồng nhiệt hơn khi ông bước vào phòng hoà nhạc lừng danh Carnegie Hall, New York.
Năm 1983, The Royal Philharmonic Society London (Hiệp hội âm nhạc hoàng gia London) đã trao tặng ông chiếc huân chương vàng cao quý, chiếc huân chương mà trước đó chỉ có các nhạc trưởng Arturo Toscanini, Sir Thomas Beecham và Bruno Walter mới có vinh dự được nhận. Đến tháng 10 năm đó ông được UNESCO (tổ chức văn hoá Liên hợp quốc) trao tặng giải thưởng International Music Prize. Đến năm 1984 ông và hãng đĩa Deutsche Grammophon đã cho xuất bản phiên bản số đầu tiên của toàn bộ chín bản giao hưởng của Beethoven và nó đã được ghi trên đĩa CD.
Đến năm 1985, trong buổi lễ Solemn High Mass tại St. Peter’s Basilica, Rome để ngợi ca thánh Peter và Paul do đích thân giáo hoàng John Paul II chủ trì, Karajan đã chỉ huy bản Coronation Mass của Mozart với dàn nhạc Vienna Philharmonic và Vienna Choral Society. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một dàn nhạc được phép biểu diễn trong Holy City để tham dự vào lễ Mass. Buổi lễ đã được Telemondial ghi lại và được truyền trực tiếp trên khắp thế giới.
Vào năm 1987 lần đầu tiên Karajan chỉ huy buổi hoà nhạc truyền thống đón mừng năm mới với dàn nhạc giao hưởng Vienna Philharmonic, buổi biểu diễn này cũng đã được truyền trực tiếp trên toàn thế giới. Ngày 1 tháng 5 ông chỉ huy buổi hoà nhạc kỷ niệm mừng lần sinh nhật thứ 750 của thành phố Berlin. Tiếp đó ông lại chỉ huy một buổi hoà nhạc khai trương phòng Chamber Music Hall của Philharmonic Hall, Berlin.
Năm 1988, vô số các vị khách quý đã đến để chúc mừng Karajan nhân dịp lần sinh nhật thứ 80 và món quà của Deutsche Grammophon là việc cho xuất bản bộ 25 đĩa bao gồm 100 tuyệt tác dưới sự chỉ huy của ông với phần vỏ do chính tay vợ ông, bà Eliette von Karajan trang trí. Ông cũng đã thực hiện những tour diễn cuối cùng của mình với Berlin Philharmonic với điểm đến là Nhật Bản và châu Âu. Một trong những buổi hòa nhạc đáng nhớ cuối cùng của ông diễn ra tại Berlin Philharmonic Hall khi ông cùng với thần đồng piano người Nga Evgeny Kissin trình diễn bản Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc của Tchaikovsky. Lúc này Kissin mới chỉ hơn 16 tuổi.
Đến tận tháng 2 năm 1989, ông vẫn còn xuất hiện ở New York với tư cách là khách mời danh dự cùng dàn nhạc Vienna Philharmonic. Ngày 16 tháng 7 năm 1989 giới âm nhạc nói riêng và nhân loại nói chung đã chịu một tổn thất nặng nề khi Herbert von Karajan qua đời vì bệnh tim trên quê hương Salzburg của mình.
Herbert von Karajan sinh ngày 5 tháng 4 năm 1908 tại Salzburg, Áo và ông đã trở thành một trong những đứa con vĩ đại của mảnh đất này chỉ sau Wolfgang Amadeus Mozart. Gia đình ông là một gia đình tư sản có nguồn gốc lâu đời là những nhà quý tộc Hy Lạp. Kị của ông, Georg Johannes Karajanis, sinh ra tại Kozani, một thị trấn nằm trong đế chế Ottoman. Ông đã chuyển đến Vienna sinh sống vào năm 1767 rối cuối cùng là định cư tại Chemnitz, Saxony. Vì đã góp công lớn trong việc khai sinh ra ngành công nghiệp quần áo của vùng Saxony nên Georg cùng em trai mình đã được Federick August phong tước quý tộc vào ngày 1 tháng 6 năm 1792. Từ đó dòng họ Karajanis đổi tên thành Karajan.
Lớn lên giữa một vùng đất giàu truyền thống âm nhạc Karajan đã sớm bộc lộ tài năng thiên bẩm của mình bên cây đàn piano. Ông học piano từ năm lên 4 và đã có những buổi học đầu tiên tại học viện âm nhạc Mozarteum Conservatory tại Salzburg vào năm 1916 với những nghệ sĩ tên tuổi như Franz Ledwinka, Franz Sauer và Bernhard Paumgartne, người đã khuyến khích ông theo học chuyên ngành chỉ huy dàn nhạc. Đến năm 1926 ông chuyển đến học tại Vienna School of Music cho đến năm 1929 ông tốt nghiệp và chính thức trở thành một nhạc trưởng. Trong cùng thời gian này ông còn theo học tại Vienna Technical University và đã trở thành kỹ sư, một điều vô cùng đặc biệt với một người theo con đường âm nhạc chuyên nghiệp như Karajan.
Ông đã có buổi ra mắt đầu tiên của mình vào ngày 22 tháng 1 năm 1929 tại chính quê nhà của mình, Salzburg, cùng với dàn nhạc Mozartuem Orchestra. Đến 19 tháng 7 năm 1929 ông chỉ huy vở opera Salome của nhạc sĩ Richard Strauss tại nhà hát Bayreuth Festival Theatre của thành phố Salzburg.
Từ năm 1929 đến năm 1934 ông được mời làm chỉ huy chính cho Ulm Stadtheater, nước Đức. Trong thời gian này ông đã có lần đầu tiên xuất hiện tại Festival của Salzburg khi ông chỉ huy tác phẩm Walpurgis Night của Max Reinhardt (dựa theo những cảnh trong Faust) vào năm 1933. Năm tiếp theo, vào ngày 21 tháng 8 ông đã lần đầu tiên chỉ huy dàn nhạc Vienna Philharmonic với tư cách là khách mời, lần chỉ huy này của ông một lần nữa lại diễn ra tại Salzburg. Năm 1935 ông trở thánh giám đốc âm nhạc của Aechen Stadtheater, vị giám đốc âm nhạc trẻ nhất trên toàn nước Đức vào thời điểm đó. Không những vậy ông còn là nhạc trưởng danh dự tại Brussels, Stocklhom, Amsterdam, và nhiều thành phố khác nữa.
Ngày 8 tháng 4 năm 1938 đánh dấu một bước ngoặt trong sự nghiệp của Kạrajan khi ông có buổi ra mắt đầu tiên với dàn nhạc nổi tiếng Berlin Philharmonic với các tác phẩm của Mozart, Maurice Ravel và Johannes Brahms. Cùng năm đó vào ngày 30 tháng 9, Karajan đã lần đầu tiên chỉ huy ở phòng hòa nhạc Berlin State Opera với vở opera Fidelio của Ludwig van Beethoven. Đến năm 1955 ông chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc của Berlin Philharmonic, kế tục Wilhelm Furtwängler. Ông đã gắn bó với Berlin Philharmonic trong vòng 32 năm, lâu hơn bất kỳ một nhạc trưởng nào khác. Trong những năm tháng tuyệt vời đó, Karajan cùng dàn nhạc đã làm nên những điều thật kì diệu. Dưới sự chỉ huy của ông, Berlin Philharmonic lại một lần nữa khẳng định với thế giới rằng mình là một trong những dàn nhạc xuất sắc nhất. Mọi tác phẩm đã được trình tấu với một âm thanh rất riêng, một sự hoàn thiện và điêu luyện chưa từng có. Người nghe nhạc trên toàn thế giới đã hoàn toàn bị chinh phục không những bởi số lượng tác phẩm đồ sộ mà dàn nhạc cùng Karajan đã biểu diễn và thu âm, mà còn bởi sự hoàn thiện đáng kinh ngạc của chúng. Ví dụ có thể kể đến tác phẩm Tristan und Isolde của Richard Wagner được Karajan chỉ huy vào ngày 21 tháng 10 năm 1938, một buổi biểu diễn đã gây tiếng vang rất lớn, và đó cũng là sự khởi đầu cho sự nghiệp quốc tế của Karajan. Thậm chí sau buổi biểu diễn đó giới phê bình âm nhạc ở Berlin đã tắng ông biệt hiệu "Das Wunder Karajan" nghĩa là "Karajan tuyệt vời". Ông cũng đã nhận được hợp đồng thu âm kéo dài tới năm 1943 với hãng đĩa uy tín Deutsche Grammophon với bản thu âm đầu tiên là overture trích từ vở opera Die Zauberflöte của nhà soạn nhạc thiên tài người Áo Mozart. Có thể nói nhờ 32 năm gắn bó với Berlin Philharmonic mà Karajan đã trở thành một tượng đài sừng sững trong thế giới âm nhạc cổ điển vốn không thiếu gì những con người kiệt xuất. Nhưng ngược lại những đóng góp của ông dành cho Berlin Philharmonic là không thể phủ nhận. Dưới triều đại của mình, Karajan đã phát triển những hoạt động của dàn nhạc ra rất nhiều hướng khác nhau, đặc biệt có thể kể đến sự sáng lập ra Salzburg Easter Festival vào năm 1967, một Festival đầu tiên của dàn nhạc mang tầm cỡ quốc tế, hay như những nỗ lực của ông trong việc giúp dàn nhạc có thể trở thành một Opera Orchestra, thậm chí ngay cả việc xây dựng một Berlin Philharmonic mới cũng đã diễn ra dưới kỷ nguyên của Karajan. Được bước chân lên những tấm thảm của Berlin Philharmonic huyền thoại đã là vinh dự của bất kỳ một người nghệ sĩ nào, nhưng Karajan đã biến nó thành ngôi nhà thứ hai của mình.
Vào năm 1946 ông đã có buổi trình diễn đầu tiên sau chiến tranh thế giới lần thứ 2 tại Vienna với dàn nhạc Vienna Philharmonic, nhưng sau đó ông đã bị quân đồng minh cấm chỉ huy do ông đã tham ra vào tổ chức NSDAP (Tổ chức Đức quốc xã) vào năm 1935. Mùa hè năm 1946 ông đã phải tham dự nặc danh vào Salzburg Festival trước khi được phép chỉ huy trở lại vào năm 1947. Đến năm 1948 ông trở thành giám đốc suốt đời của Choral Society of the Society of the Friends of Music. Từ năm 1948 đến năm 1953 ông đã được mời làm chỉ huy chính cho một dàn nhạc danh tiếng khác là Vienna Symphony Orchestra, tuy nhiên hoạt động nổi bật nhất của Karajan trong thời gian này chính là việc thu âm với dàn nhạc mới được thành lập Philharmonia Orchestra, London. Ông chính là người đưa Philharmonia Orchestra, London trở thành một trong những dàn nhạc tốt nhất trên thế giới. Khoảng thời gian này cũng là lúc Karajan thực hiện rất nhiều buổi chỉ huy ở khắp nơi tại châu Âu như Đức, Thuỵ Sĩ, Anh, Áo và tại La Scala, Milan nước Ý. Đến năm 1955, năm mà ông chính thức được bổ nhiệm làm giám đốc âm nhạc cho Berlin Philharmonic, cũng là năm mà ông thưc hiện tour lưu diễn dài ngày và rất thành công với dàn nhạc trên khắp nước Mĩ, ngay sau đó vào năm 1957 là chuyến lưu diễn đến Nhật Bản.
Năm 1959 là năm khởi đầu cho việc hợp tác lâu dài giữa Berlin Philharmonic dưới sự chỉ huy của Karajan với hãng đĩa Deutsche Grammophon với bản ghi âm stereo đầu tiên là bản Ein Heldenleben của Richard Strauss. Mùa thu năm đó ông lại quay trở lại Nhật Bản trong 1 tour diễn khác nhưng lần này là với Vienna Philharmonic.
Ngày 15 tháng 10 năm 1963 diễn ra một sự kiện vô cùng ý nghĩa khi ông chỉ huy buổi hoà nhạc khai trương cho Berlin Philharmonic Hall với bản giao hưởng số 9 bất hủ của nhà soạn nhạc người Đức Ludwig van Beethoven. Không chỉ dừng lại ở lĩnh vực âm nhạc, đến năm 1965 ông bắt tay vào thực hiện một bộ phim cộng tác với đạo diễn người Pháp Henri-Georges Clouzot về các buổi hoà nhạc và opera mà trong đó ông thủ vai chính là nhạc trưởng kiêm nhà sản xuất. Năm 1968 lại là một năm đặc biệt khác với Karajan khi ông được công nhận là công dân danh dự của thành phố Salzburg và là thành viên danh dự của đại học Salzburg. Ông còn được Deutsche Grammophon tặng giải thưởng "Golden Gramophone" như một sự biểu hiện của lòng kính trọng và sự biết ơn. Trong cùng năm đó ông đã có một đóng góp không nhỏ cho cộng đồng khi cho thành lập "Quỹ Herbert von Karajan" tại Berlin nhằm đẩy mạnh việc áp dụng khoa học kỹ thuật cho sự mở rộng hiểu biết về cảm thụ âm nhạc, quỹ còn tổ chức các cuộc thi có uy tín dành cho các nhà chỉ huy trẻ tuổi.
Mùa thu năm 1969, Karajan cùng Berlin Philharmonic đã thưc hiện một chuyến lưu diễn khắp châu Âu. Chuyến đi này bao gồm cả một buổi hoà nhạc tại Moscow, nơi mà Karajan đã chỉ huy bản giao hưởng số 10 của nhà soạn nhạc Dmitri Shostakovich trước sự hiện diện của đích thân tác giả.
Nhiều người cho rằng một trong những cá tính mạnh mẽ nhất, thậm chí có tính chất quyết định đến sự vĩ đại của Karajan là tính độc đoán. Trên sân khấu biểu diễn, ông là một vị vua không ngai. Ở ông toát ra một quyền uy tối thượng. Điều này được khẳng định rõ nhất trong lĩnh vực opera. Ngoài công việc chỉ huy quen thuộc, nhiều lúc ông còn kiêm luôn công việc của đạo diễn sân khấu (người có vai trò quyết định thứ 2 chỉ sau nhạc trưởng trong việc thành bại của đêm biểu diễn). Đặc biệt là trong những vở opera của Wagner. Bộ Ring nổi tiếng bao gồm 4 vở opera với tổng số độ dài lên đến 13 giờ đồng hồ đã nhiều lần được Karajan chỉ huy mà không cần đến tổng phổ đồng thời ông còn đích thân đứng ra làm đạo diễn sân khấu, chọn lựa trang phục cho ca sĩ, điều chỉnh âm thanh, ánh sáng. Tức là ông tham gia đến mọi công đoạn trong việc biểu diễn và dàn dựng, điều mà có lẽ chỉ có duy nhất Karajan làm được. Và vai trò người đạo diễn sân khấu của Karajan cũng được đánh giá rất cao. Nhà hát Metropolitan Opera, New York đã nhiều lần mời Karajan hợp tác với chức danh đạo diễn sân khấu trong các vở opera của Wagner trong thập niên 70 và thậm chí hình mẫu trong một buổi biểu diễn Götterdämmerung của Karajan vào năm 1970 tại Salzburg Easter Festival đã được nhà hát dùng lại hoàn toàn trong một buổi tương tự vào năm 1974 vì khi đó Karajan không có mặt tại New York!
Năm 1978 được khởi đầu bằng việc ông được trao tặng bằng tiến sĩ danh dự của trường đại học University of Munich. Rồi đến ngày 12 tháng 5 ông tiếp tục được trao tặng học vị tiến sĩ về triết học của trường đại học University of Salzburg. 21 tháng 6 ông nhận được học vị tiến sĩ về âm nhạc của trường đại học danh tiếng University of Oxford. Thành công lại nối tiếp thành công, các phẩn thưởng cao quý tiếp tục đến với Karajan khi đến năm 1979 ông nhận được giải thưởng “Grand Prix International du Disque” của tổ chức Académie Charles Cros do đích thân tổng thống Pháp Giscard D’Estaing trao tặng cho những bản thu âm ông mới thực hiện vào năm 1978. Ngày 13 tháng 10 năm 1979 ông tiếp tục nhận được một danh hiệu tiến sĩ danh dự khác và lần này là từ đại học Waseda University, Tokyo.
Ngày 15 tháng 4 năm 1981 tại một buổi họp báo trong Salzburg Easter Festival, cùng với Sony, PolyGram và Philips, Karajan đã giới thiệu "hệ thống đĩa Compact Disc âm thanh kỹ thuật số". Có thể nói Karajan đóng một vai trò vô cùnh quan trọng trong việc phát triển của những chiếc đĩa CD kỹ thuật số (digital) mà chúng ta đang sử dụng hàng ngày. Những chiếc CD nguyên mẫu đầu tiên chỉ có thể cung cấp một dung lượng chỉ là 60 phút, trong khi đó những định dạng đĩa CD mới của ông có thể cho phép một dung lượng dài đến 74 phút. Có nhiều giả thuyết về động lực thúc đẩy Karajan nỗ lực trong viêc tăng dung lượng cho chiếc đĩa CD, như ông muốn hoàn thành bản giao hưởng số 9 của Beethoven trong 1 chiếc đĩa CD, hay ông muốn rút gọn lại công trình thu âm đồ sộ của mình hay đơn giản chỉ là ông muốn góp phần nào đó trong việc có thể tăng được giới hạn của chiếc đĩa CD, nhưng có một điều không thể phủ nhận được là nếu không có Karajan thì rất có thể đến tận bây giờ chúng ta vẫn chưa thể có được định dạng đĩa CD kỹ thuật số. 1981 cũng là năm mà Deutsche Grammophon tung ra thị trường bộ đĩa “Karajan Symphony Edition” bao gồm các bản giao hưởng nổi tiếng nhất của các nhà soạn nhạc Beethoven, Brahms, Mozart, Felix Mendelssohn, Robert Schumann và Peter Ilyich Tchaikovsky và tất nhiên là dưới sự chỉ huy của Karajan.
Năm 1982, ông sáng lập ra công ti Telemondial S.A.M với Dr.Uli Markle là tổng giám đốc nhằm mục đích cho xuất bản lại toàn bộ các bản thu âm của mình dưới dạng video (VHS) và đĩa laser (LD), những công cụ có thể giúp ông làm chủ tốt hơn cả về âm thanh lẫn hình ảnh làm cho các buổi chỉ huy của ông gần đạt được sự hoàn thiện mà ông đã luôn khao khát suốt cả cuộc đời mình Ngày 2 tháng 3, một lần nữa Karajan lại vinh dự được nhận giải thưởng Gramophone Award tại London nhưng lần này là 2 giải, một là "bản thu âm dàn nhạc hay nhất" dành cho bản giao hưởng số 9 của Gustav Mahler với dàn nhạc Berlin Philharmonic và "bản thu âm của năm" dành cho vở opera Parisifal của Richard Wagner. Ngày 30 tháng 4, Karajan đã chỉ huy buổi hoà nhạc kỷ niệm 100 năm ngày ra đời của dàn nhạc Berlin Philharmonic với các tác phẩm của Mozart và Beethoven. Sau đó ông một lần nữa lại thực hiện một chuyến lưu diễn đến Mỹ với Berlin Philharmonic, chuyến lưu diễn này đã được ca ngợi như một sự trở lại vô cùng ấn tượng của Karajan, người nhạc trưởng vĩ đại đã nhận được sự chào đón không thể nồng nhiệt hơn khi ông bước vào phòng hoà nhạc lừng danh Carnegie Hall, New York.
Năm 1983, The Royal Philharmonic Society London (Hiệp hội âm nhạc hoàng gia London) đã trao tặng ông chiếc huân chương vàng cao quý, chiếc huân chương mà trước đó chỉ có các nhạc trưởng Arturo Toscanini, Sir Thomas Beecham và Bruno Walter mới có vinh dự được nhận. Đến tháng 10 năm đó ông được UNESCO (tổ chức văn hoá Liên hợp quốc) trao tặng giải thưởng International Music Prize. Đến năm 1984 ông và hãng đĩa Deutsche Grammophon đã cho xuất bản phiên bản số đầu tiên của toàn bộ chín bản giao hưởng của Beethoven và nó đã được ghi trên đĩa CD.
Đến năm 1985, trong buổi lễ Solemn High Mass tại St. Peter’s Basilica, Rome để ngợi ca thánh Peter và Paul do đích thân giáo hoàng John Paul II chủ trì, Karajan đã chỉ huy bản Coronation Mass của Mozart với dàn nhạc Vienna Philharmonic và Vienna Choral Society. Đây là lần đầu tiên trong lịch sử một dàn nhạc được phép biểu diễn trong Holy City để tham dự vào lễ Mass. Buổi lễ đã được Telemondial ghi lại và được truyền trực tiếp trên khắp thế giới.
Vào năm 1987 lần đầu tiên Karajan chỉ huy buổi hoà nhạc truyền thống đón mừng năm mới với dàn nhạc giao hưởng Vienna Philharmonic, buổi biểu diễn này cũng đã được truyền trực tiếp trên toàn thế giới. Ngày 1 tháng 5 ông chỉ huy buổi hoà nhạc kỷ niệm mừng lần sinh nhật thứ 750 của thành phố Berlin. Tiếp đó ông lại chỉ huy một buổi hoà nhạc khai trương phòng Chamber Music Hall của Philharmonic Hall, Berlin.
Năm 1988, vô số các vị khách quý đã đến để chúc mừng Karajan nhân dịp lần sinh nhật thứ 80 và món quà của Deutsche Grammophon là việc cho xuất bản bộ 25 đĩa bao gồm 100 tuyệt tác dưới sự chỉ huy của ông với phần vỏ do chính tay vợ ông, bà Eliette von Karajan trang trí. Ông cũng đã thực hiện những tour diễn cuối cùng của mình với Berlin Philharmonic với điểm đến là Nhật Bản và châu Âu. Một trong những buổi hòa nhạc đáng nhớ cuối cùng của ông diễn ra tại Berlin Philharmonic Hall khi ông cùng với thần đồng piano người Nga Evgeny Kissin trình diễn bản Concerto số 1 cho piano và dàn nhạc của Tchaikovsky. Lúc này Kissin mới chỉ hơn 16 tuổi.
Đến tận tháng 2 năm 1989, ông vẫn còn xuất hiện ở New York với tư cách là khách mời danh dự cùng dàn nhạc Vienna Philharmonic. Ngày 16 tháng 7 năm 1989 giới âm nhạc nói riêng và nhân loại nói chung đã chịu một tổn thất nặng nề khi Herbert von Karajan qua đời vì bệnh tim trên quê hương Salzburg của mình.
Lê Như Việt (nhaccodien.info)
No comments:
Post a Comment